Những điều cần lưu ý khi xuất nhập cảnh và tiền tệ tại châu Âu

Posted by checkgoadmin
Category:

Châu Âu được coi là một thiên đường du lịch với những đất nước xinh đẹp cổ kính, lâu đời nhưng cũng không kém phần năng động, hiện đại. Để chuyến du lịch Châu Âu sắp tới của bạn được diễn ra thật thuận lợi thì bạn hãy đọc ngay bài viết này để biết được những lưu ý khi xuất nhập cảnh tại châu Âu.

I. Những đồ dùng, vật dụng, đồ ăn tuyệt đối không được mang theo khi xuất nhập cảnh tại châu Âu

1. Về đồ dùng và vật dụng

Nhập cảnh châu Âu nếu không chắc chắn là quần áo hàng hiệu hay túi xách thời trang của mình là đồ chính hãng thì tốt nhất là bạn không nên mang theo. Người Châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng tới du lịch Châu Âu có thể mất thêm nhiều thời gian và thâm chí là bị phạt tiền khi vô tình mang theo đồ giả đồ nhái. Nhiều người châu Âu khi đi du lịch nước ngoài cũng không để ý khi mua đồ lưu niệm hoặc quần áo mang về.

Hải quan châu Âu khuyến cáo: “Không nên mua đồ ở những địa điểm bất bình thường mà chỉ nên mua ở những của hàng hợp pháp bình thường và cũng phải nhìn giá nữa, nếu có 1 sản phẩm ở châu Âu có bán khoảng 100€ mà ở đó lại bán với giá 1€ thì phải nghi ngờ ngay.”

Lượng ngoại tệ được mang theo người khi xuất hoặc nhập cảnh Việt Nam là 5.000 USD hoặc các ngoại tệ khác tương đương 5.000 USD. Mang quá mức trên cần khai báo với hải quan nếu không muốn bị kiểm tra bất chợt và chịu phạt rất cao.

Không mang theo vàng miếng, vàng nguyên liệu khi xuất nhập cảnh tất cả các nước.

Các sân bay lớn ở Pháp, Thụy Sĩ, Ý, Đức đều có nhân viên hải quan kiểm tra bất chợt hành khách dùng hàng nhái các sản phẩm cao cấp, đặc biệt đồng hồ, đồ da, trang sức, túi xách, đĩa CD, DVD… Mức nhẹ thì tịch thu, nặng hơn phải nộp phạt nếu hàng nhái trị giá trên 430 euro và chịu phạt rất nặng, thậm chí bị truy tố nếu mang số lượng lớn hàng nhái các sản phẩm giống nhau hoặc bị kết tội buôn bán hàng giả.

Hành khách đường biển, đường hàng không nhập cảnh châu Âu nếu mang theo hàng hóa, hàng mẫu, quà tặng trị giá trên 430 euro, với đường bộ 300 euro phải khai báo hải quan để nộp thuế nhập khẩu. Nếu là đồ dùng cá nhân đã qua sử dụng không cần khai báo và nộp thuế. Với các loại đồ dùng đắt tiền, đồ điện tử… nên mang theo hóa đơn để chứng minh đã qua sử dụng.

Tuyệt đối không mang đồ lưu niệm chế tác từ sừng hươu, nai, ngà voi, san hô hay bướm ép. Khách du lịch  đi tour Châu Âu cũng nên lưu tâm, có những người vô ý mang đồ trang sức hay quần áo làm từ những nguyên liệu bị cấm, ví dụ như  đồ làm từ ngà voi, da rắn hay có đính lông các loài chim quý hiếm, sắp tuyệt chủng chẳng hạn. Mang theo giấy xác nhận nguồn gốc đồ dùng bằng da cá sấu, đà điểu nuôi.

Hải quan Bỉ trưng bày các đồ vật tịch thu được ở sân bay Bruxelles, nào là tai nghe, kem dưỡng, túi xách hợp mốt, đồng hồ, kính mát, đồ chơi trẻ em… Nếu nó là hàng Tàu giả nhãn mác Âu Mỹ thì đã là vi phạm luật của châu Â. Đã có khách du lịch châu Á và châu Phi bị tịch thu dược phẩm nghi là có chứa cao hổ, sừng tê giác, cá ngựa, có khi chỉ một vật dụng nhỏ cũng là vấn đề chẳng hạn như vòng tay móc đeo chìa khóa, ống tẩu làm từ mai rùa biển hay san hô.

Nhập cảnh các nước EU, Mỹ, Nhật… và phần lớn các nước trên thế giới đều cần giấy phép đặc biệt khi mang theo chim thú, cây hoa quý hiếm. Cấm hoàn toàn các loài đang bị đe dọa tuyệt chủng. Riêng với Úc, New Zealand hoàn toàn không được mang bất cứ động thực vật tươi sống nào.

Không mang theo tài liệu mật, tài liệu Quốc Gia, tài liệu lưu hành nội bộ các cơ quan nhà nước.

2. Về đồ ăn

Người châu Á khi đi du lịch hay mang theo đồ ăn, ở châu Âu không quá khắt khe việc mang theo đồ ăn, nói chung thì hải quan sẽ bỏ qua nếu nó là đồ khô hay đã nấu chín. Nhưng nếu khách du lịch mang theo quả tươi còn nguyên hạt (có thể trồng được), món ăn có chứa thịt sống, một số sản phẩm từ sữa có thể gây lây nhiễm hoặc những đồ ăn mà người châu Âu không biết là cái gì, ví dụ như ô mai, nem chua, giò, ruốc, bánh chưng, bò khô, thịt chó… nếu bị phát hiện mang vào châu Âu những sản phẩm đã được khuyến cáo là nên tránh này thì đồ ăn bị tịch thu và tiêu hủy và người liên quan sẽ bị phạt từ 300€ – 500.000€.

Tuyệt đối không mang thức ăn gì vào Úc, New Zealand. Tại các sân bay này, trước khi nhập cảnh hành khách phải xếp hàng (người và hành lý) để hải quan sử dụng chó nghiệp vụ đánh hơi, nếu phát hiện người mang thức ăn không khai báo, sẽ bị phạt nặng.

II. Thủ tục xuất nhập cảnh tại châu Âu

Mỗi một quốc gia đều có những yêu cầu, quy định riêng trong thủ tục xuất/ nhập cảnh, nếu bạn không muốn mình bị rơi vào những tình huống phức tạp không đáng có khi tour đi châu Âu, bạn hãy tuân thủ đúng những điều dưới đây nhé.

Ðối với những đồ vật có giá trị trên 300USD ví dụ như máy ảnh, trang sức… nhất định phải khai báo với Hải quan.
Số tiền tối đa du khách được phép mang theo không phải khai báo với hải quan là 5.000 USD, nếu mang số tiền mặt lớn hơn 5.000 USD nhất định phải khai báo.
Nhớ mang theo hộ chiếu gốc, các giấy tờ cần thiết để làm thủ tục xuất nhập cảnh tại cửa khẩu.
Không mang theo những đồ vật, vật dụng, đồ ăn đã liệt kê ở phần trên.

III. Về tiền tệ khi đi du lịch châu Âu

Loại tiền tệ hiện nay được sử dụng  ở các nước châu Âu là Euro (mã ISO: EUR, kí hiệu: €). Bạn nên đổi sẵn tiền Việt sang Euro tại Việt Nam hoặc có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng. Thẻ tín dụng VISA và MASTER rất phổ biến tại Châu Âu.

Tỷ giá hiện nay:

  • 1 EUR = 25,400 VNĐ
  • 1 EUR = 1.07 USD

Bạn cũng nên chuẩn bị tiền xu lẻ trong túi để sử dụng các dịch vụ công cộng như nhà vệ sinh, các máy bán nước tự động và phương tiện giao thông công cộng như xe bus, tàu điện… Nên đổi loại tiền euro có mệnh giá nhỏ như : 5 euros, 10 euros, 20 euros và một số xu lẻ để đi xe điện, mua nước uống, mua card điện thoại. Ði vệ sinh, thường sẽ phải trả 50 xu, trừ một số nơi sẽ được sử dụng miễn phí.

Ở điện thoại thường có các phần mềm máy tính, bạn có thể sửa dụng để tính toán tỷ giá khi mua sắm.
Ở châu Âu, nếu bạn là khách du lịch và mua sắm món hàng với giá trị lớn, bạn sẽ được hoàn thuế khi xuất cảnh khỏi châu Âu. Những món đồ có thể được hoàn thuế, bạn nên để trong hành lý xách tay hoặc ba lô của mình, vì nhân viên hoàn thuế sẽ cần nhìn tận mắt những món đồ đó trước khi xác nhận có hoàn thuế cho bạn hay không. Nhớ là phải giữ lại hóa đơn mua đồ đấy nhé, không là không được hoàn thuế đâu.

Trên đây là một số lưu ý quan trọng, cần phải nhớ khi đi du lịch châu Âu. Rất mong bài viết này sẽ hữu ích với các bạn.

TỔNG KẾT 

Bạn có thể nhận biết hệ thống đại lý của CheckGo qua hai hình thức ĐẠI LÝ ỦY QUYỀN và ĐẠI LÝ ONLINE của chúng tôi thông qua 1 trong 2 cách sau:

Cách 1: Liên hệ trực tiếp qua Call Center 19004347 và đọc số điện thoại Đại lý cho nhân viên tổng đài để xác minh, và xác nhận để tiến hành đặt vé.

Cách 2: Xem danh sách trên website checkgo.com.vn

Ngoài ra quý khách có thể liên hệ thêm các kênh CheckGo tại:

Các kênh này đều sử dụng để phục vụ khách hàng và hệ thống đại lý trên toàn quốc. Ngoài ra Quý khách có thể để lại thông tin cho CheckGo, nhân viên sẽ liên hệ lại Quý khách trong thời gian sớm nhất. Xin cám ơn – Trân trọng.

Để lại một bình luận