Du lịch đến những ngọn núi lửa nổi tiếng ở Việt Nam
Các ngọn núi lửa nổi tiếng ở Việt Nam đều được hình thành từ hàng triệu năm về trước và hiện tại đã hoạt động. Tuy nhiên cảnh quan và đặc điểm địa chất đặc biệt ở những ngọn núi này, lại trở thành điểm nhấn thu hút du khách tìm đến tham quan khám phá.
1. Núi lửa Nâm Kar
Nâm Kar là một trong những ngọn núi lửa nổi tiếng ở Việt Nam tọa lạc tại công viên địa chất Toàn Cầu tỉnh Đắk Nông, thuộc huyện Krông Nô. Đây là ngọn núi lửa được đánh giá đẹp nhất ở công viên địa chất toàn cầu, dù quy mô không quá lớn.
Núi lửa Nâm Kar có hai miệng núi phụ, hình thành một dạng lỗ thoát dung nham rất ấn tượng. Cụm này có ba ngọn núi với một điểm nón than chính, cùng hai điểm nón than phụ. Nón than chính cao 60m với đường kính 200 m và chiều sâu là 20m tính từ đỉnh núi xuống, cấu tạo của khu vực nhóm này chủ yếu từ xỉ than.
Theo các nhà khoa học, núi lửa Nâm Kar là dạng núi lửa trẻ với niên đại dưới 10.000 năm, ngọn núi này gây ấn tượng bởi vẻ đẹp hùng vĩ đầy quyến rũ giữa đại ngàn, là điểm đến không thể bỏ lỡ đối với những ai ưa thích khám phá thiên nhiên khi đến với công viên địa chất toàn cầu Unesco ở Đắk Nông.
2. Núi lửa Hàm Rồng
Hàm Rồng là một trong những ngọn núi lửa nổi tiếng ở Việt Nam được nhiều người biết đến, tuy nhiên đây không phải là một điểm du lịch. Theo các nhà khoa học, núi Hàm Rồng là dạng núi lửa cổ dương, bởi ngọn núi này nằm chồi trên mặt đất, khác biệt so với núi lửa âm như Biển Hồ nằm lõm dưới lòng đất. Núi lửa Hàm Rồng có độ cao 1.028m với tổng diện tích là 0,7 km, chân núi rộng 14km và khu vực sườn có độ nghiêng khoảng 30 độ.
Hình dáng của núi lửa Hàm Rồng có dạng tròn khuyết tựa như móng ngựa, đặc biệt nếu như nhìn từ hướng Buôn Ma Thuột sang Gia Lai thì có thể nhìn thấy rõ một rãnh sâu chia cắt miệng núi lửa về hướng Nam, đây chính là vết tích của dòng chảy dung nham cũ thoát khỏi miệng núi lửa và hình thành nên một vùng cao nguyên màu mỡ.
Núi Hàm Rồng chỉ nằm cách trung tâm của thành phố Pleiku khoảng 10km, tuy nhiên hiện tại trên đỉnh núi là trạm thu phát sóng viễn thông của tỉnh Gia Lai nên việc leo lên núi đã bị hạn chế.
3. Núi lửa Chư Đăng Ya
Chưa Đăng Ya không chỉ là một điểm du lịch hấp dẫn ở Gia Lai, mà còn là một trong những ngọn núi lửa nổi tiếng ở Việt Nam từng lọt top bảng xếp hạng của những ngọn núi lửa đẹp trên thế giới.
Theo đó, núi lửa Chư Đăng Ya có chiều cao khoảng 500m, nằm ở làng Ploi Lagri, huyện Chư Păh, cách trung tâm của thành phố Pleiku 30 km. Tương tự như núi lửa Hàm Rồng thì Chư Đăng Ya cũng là một dạng núi lửa cổ dương với đỉnh núi nhô lên trên mặt đất và có niên đại hoạt động cách đây hàng triệu năm.
Nhìn từ trên cao xuống, có thể thấy rõ miệng của núi lửa Chư Đăng Ya có dạng hình tròn, nhưng ở bên trong bụng lại rỗng tựa như lòng bát, tuy nhiên vẫn có một đường rãnh, đây chính là đường dung nham đã phun trào từ hàng triệu năm trước chảy xuống và hình thành nên vùng đất rất màu mỡ dưới chân núi. Chính vì vậy khu vực quanh núi lửa Chư Đăng Ya là nơi đồng bào địa phương canh tác nông nghiệp. Đặc biệt, Chư Đăng Ya còn nổi tiếng với mùa hoa dã quỳ vào tháng 10, tháng 11 hàng năm, trở thành một điểm đến hấp dẫn trong mắt du khách.
4. Núi lửa Chư Bluk
Nói đến những ngọn núi lửa nổi tiếng ở Việt Nam Chư Blưk là cái tên không thể bỏ qua. Ngọn núi lửa này đã gắn liền với người dân ở vùng Krông Nô của tỉnh Đắk Nông từ lâu đời. Theo các nhà khoa học núi lửa Núi lửa Chư Blưk đã phun trào từ cách đây khoảng 3.700 năm và cũng là một trong những điều kiện để hình thành nên một hệ thống hang động núi lửa lớn lên đến 100 hang, được xếp hạng là hệ thống hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á hiện tại.
Núi lửa Chư Blưk hiện tại là một trong những địa điểm du lịch và trekking được rất nhiều tín đồ xê dịch yêu thích. Cung trekking và tham quan các hang động núi lửa Chư Blưk.
mang lại cho các tín đồ xê dịch những thử thách đặc biệt, nổi bật là cánh đồng nham thạch ẩn trong lớp đất đá bazan hay những hố sụt, thạch nhũ và miệng núi lửa vẻ đẹp siêu thực… Trong đó hệ thống các hàng A1, C6, C7, C8, C9 và thác Dray Sáp là địa điểm check in hấp dẫn với cảnh quan hùng vĩ.
5. Núi lửa Thới Lới
Núi lửa Thới Lới nằm ở địa phận xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là một trong những di tích cấp Quốc gia và cũng là ngọn núi lửa nổi tiếng ở Việt Nam thu hút du khách tìm đến khám.
Được biết núi lửa Thới Lới đã hình thành trong quá trình phun trào nham thạch dữ dội tại khu vực đảo Lý Sơn cách đây hàng triệu năm, đây cũng là ngọn núi lửa lớn nhất trên đảo, tọa lạc ở độ cao 169m so với mặt nước biển.
Địa hình của núi lửa Thới Lới đặc trưng bởi đất đá bao phủ với cảnh quan rất hùng vĩ, hoang sơ. Phần miệng của núi lửa rất lớn, được hình thành trong quá trình phun trào lên cao và các khoáng chất đã làm nứt nền đất. Hiện tại, miệng của núi lửa Thới Lới được tận dụng để xây dựng hồ chứa nước ngọt có dung tích 270m3, hồ nước ngọt kết hợp với cảnh quan xung quanh đã tạo nên cho núi lửa Thới Lới cảnh sắc rất thơ mộng. Đứng từ đỉnh Thới Lới du khách có thể phóng tầm mắt để ngắm trọn cảnh sắc của đảo Lý Sơn.
6. Núi lửa Giếng Tiền
Mặc dù không lớn như núi Thới Lới nhưng núi lửa Giếng Tiền cũng là một điểm đến hấp dẫn trên đảo Lý Sơn đã được công nhận là Di tích cấp quốc gia.
Núi lửa Giếng Tiền gây ấn tượng với du khách bởi cảnh quan siêu thực, vẻ đẹp ấn tượng khiến cho khách phải trầm trồ khi nhìn ngắm. Ngọn núi lửa này có lịch sử hình thành từ cách đây hàng triệu năm dù đến nay đã ngừng hoạt động hoàn toàn.
Nếu như nhìn từ trên cao có thể thấy núi lửa Giếng Tiền tựa như một hố lớn màu xanh nổi bật giữa biển khơi, xung quanh là làng mạc nương rẫy. Người dân địa phương cho biết bên trong lòng của miệng núi lửa Giếng Tiền là đất đỏ rất màu mỡ, chính vì vậy rất phù hợp để phát triển thảm thực vật phong phú. Người dân trên đảo đã tận dụng đất bazan ở miệng núi lửa Giếng Tiền để trộn với cát và trồng đặc sản tỏi Lý Sơn nức tiếng. Ngọn núi lửa này chỉ có độ cao khoảng 86 m so với mực nước biển nên rất thuận tiện để du khách check in khám phá.
7.Núi lửa Băng Mo
Băng Mo là một trong những ngọn núi lửa nổi tiếng ở Việt Nam có cảnh sắc đẹp. Ngọn núi lửa này chính là điểm du lịch thứ 15 trong tuyến du lịch Bản giao hưởng làm gió mới ở công viên địa chất Đắk Nông. Theo đó, vị trí địa lý của núi lửa nằm ở tổ dân phố 4, thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông.
Các nhà khoa học cho biết, núi lửa Băng Mo ở Đắk Nông có thời gian hoạt động cách đây khoảng 5,33 triệu năm cho đến 0,78 triệu năm, nó hình thành trong giai đoạn thứ ba của lịch sử phát triển địa chất trái đất.
Núi lửa Băng Mo có dạng hình nón cụt, ở chính giữa phần miệng có hình dạng oval và bên trong miệng lại có hình phễu với kích thước trung bình, tuy nhiên hình dáng của ngọn núi lửa này được đánh giá là rất đẹp và cảnh sắc ngoạn mục.
Trong thời tiền sử thì đá basalt ở núi lửa Băng Mo đã được con người sử dụng làm công cụ lao động. Ngày nay đá basalt ở đây đã được tận dụng để làm nguyên liệu để xây dựng các công trình hạ tầng, ngoài ra chính nhờ quá trình hoạt động và lớp vỏ phong hóa của nham thạch, sỉ than ở vùng núi lửa này đã tạo nên một tầng thổ nhưỡng phù phì nhiêu, phù hợp để trồng các loại cây công nghiệp như cà phê, điều, tiêu… năng suất rất cao.
8. Núi lửa R’Chai
Núi lửa R’Chai còn được gọi là núi Đôi nằm ở khu vực ven của tỉnh lộ 724, đi qua thôn R’Chai 3, huyện Đức Trọng, cách trung tâm của thành phố Đà Lạt khoảng 40km theo hướng cao tốc Liên Khương.
Ngọn núi lửa nổi tiếng ở Việt Nam này đã ngừng hoạt động hàng ngàn năm, tuy nhiên với những tàn tích dung nham phun trào còn sót lại đã hình thành nên một vùng đất bazan rất màu mỡ, là điều kiện để hình thành nên một vùng trồng các loại hoa màu lớn bậc nhất ở huyện Đức Trọng.
Núi lửa R’Chai cũng thuộc dạng núi lửa cổ dương, nổi trên mặt đất. Nếu nhìn từ trên cao ngọn núi lửa này có dạng hình tròn, xung quanh là một vùng bình nguyên rộng lớn, với những mảng xanh đỏ của hoa màu và đất bazan. Đặc biệt nếu như đến với danh thắng này vào mùa hoa dã quỳ khoảng tháng 10 và tháng 11 hàng năm, du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh ngọn núi lửa được phủ kín sắc vàng rực của hoa.
Ngoài những ngọn núi lửa nổi tiếng ở Việt Nam trên thì còn có một số ngọn núi lửa nhỏ khác có thể kể đến như núi lửa Nam Gle, núi lửa Nâm Blang hay núi lửa Nam Dơng đều nằm ở Tây Nguyên. Có thể thấy rõ hoạt động núi lửa trên lãnh thổ Việt Nam mạnh mẽ nhất ở khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, đây là những dấu tích còn sót lại cho thấy những vùng núi lửa trẻ đã tắt, thời gian chúng còn hoạt động với những đợt phun trào cuối cùng thuộc giai đoạn Miocen muộn – Pleistocen, cách này từ 11 triệu cho đến 11.000 năm. Núi lửa không chỉ là những dấu tích cho thấy đặc điểm phát triển đặc trưng của địa chất, mà nhiều trong số đó đã trở thành điểm dừng chân hấp dẫn trong mắt du khách bởi cảnh sắc tuyệt đẹp.